Bài viết cũ của một cộng tác viên của admin.
Một bữa nọ mình đang có vào một lớp ô tô nghe ké. Trường mình khá dễ không học lớp đó vẫn có thể vào nghe giảng. Màn dạo đầu thầy nói về những kinh nghiệm của thầy nghe rất vui. Mình vào câu chuyện chính nhé!
Thầy hỏi cả lớp khi xe chạy một quảng đường dài và động cơ đang nóng có nên đổ nước lạnh vào không thì đa phần sinh viên đều trả lời không nên. Một số khác thì còn phân vân chọn có và họ nhận được những lời nhận xét là ngu dốt.
Lớp khá náo động, thầy mới lên tiếng:”Dốt. Dốt. Ở đây các em đa phần dốt. Ngu. Ngu. Ở đây các em đa phần ngu. Cả lớp im hẳn … . Tôi thấy nước mình khác với nước khác một điểm như này. Người nước ngoài không hiểu rõ người ta nói không biết. Còn nước mình không biết mà cứ như là đẻ ra nó vậy. Không biết mà bắt bệnh như bác sĩ. Không biết mà nói như đúng rồi. Các em là người có ăn có học nói sao cho người ta phục đừng nói nhăng nói cuội”. Lợi tường chữ thấm quá tôi nhớ tới chiều. Sau đó thầy có giải thích và đưa ra 2 ví dụ:
– Ví dụ 1: Một khối sắt 1kg được nung nóng lên 300 độ C sau đó thả ngay vào nước. Nhận xét về khối sắt:
+ Độ cứng không thay đổi.
+ Hình dáng không thay đổi.
+ Nhiệt độ giảm về nhiệt độ môi trường 5 giây
– – Ví dụ 2: Một khối thanh sắt mỏng 200g được nung nóng lên 300 độ C sau đó thả ngay vào nước. Nhận xét về khối sắt:
+ Độ cứng không thay đổi.
+ Hình dáng có thay đổi.
+ Nhiệt độ giảm nhiệt độ môi trường 1 giây
Sau đó thầy đưa ra câu kết luận:
1. Nung nóng lên 300 độ C là điều kiện đặt ra
2. Một khối thanh sắt mỏng 200g và một khối sắt 1kg là vật bị áp dụng
“Các em không nên đưa ra 1 kết quả khi áp đặt 1 điều kiện lên 2 vật. Hãy phân tích rõ ràng ra.”
Quay về câu hỏi (qua lời văn mình nhé):
Trường hợp 1: Làm mát động cơ – ví dụ 1
Khi đi một quảng đường dài và liên tục thì động cơ rất nóng. Nhớ nhé! Cái ruột xe nhé. Thấy vũng nước nào an toàn thì làm mát một tí đừng ảnh hưởng ai nhé. Những xe từng vá ruột thì đừng đi đường dài nhanh và liên tục đặc biệt khi trời nóng vì khi đó rất dễ bung lớp keo vá làm xì hơi ra. Việc tưới vào động cơ một ít nước không ảnh hưởng gì cả. Đơn giản nhé vì nó không từ 300 mà xuống 30 trong 1 giây được. Nếu bạn có ngâm nó thì cũng mất một thời gian thì nó mới giảm nhiệt độ các thiết bị bên trong. Nước không thể vào sâu bên trong động cơ để có thể làm lạnh đột ngột.
Vậy nên vào ví dụ 1 nhớ nhé: “Nó sẽ gây không ra sự giãn nở nhiệt và không gây ra hiện tượng co rút nhanh chóng cho đến khi có thể dẫn đến biến dạng kim loại”.
Nếu thấy xe nóng quá, quá nóng, nóng một các bất thường thì cho nó uống nước vì nước làm mát và dập lửa. Hư có thể sửa chứ cháy là xong. Còn xăng cháy thì không nên dùng nước mà có dùng thì cần 1 lượng nước rất rất lớn nhé, cho nó xuống hồ chẳng hạn.
Chán mấy ông không biết gì mà tự xem mình là thợ. Xem titok ít thôi.
Trường hợp 2: Phá động cơ – ví dụ 2
Về cơ bản thì xe máy của bạn ở trường hợp 1 – ví dụ 1 không phải ở ví dụ 2. Xét ở ví dụ 2 thì ta sẽ kết luận:
“Nó sẽ gây ra sự giãn nở nhiệt và gây ra hiện tượng co rút nhanh chóng cho đến khi có thể dẫn đến biến dạng kim loại.”
Ngoài ra: Tại sao phải học hóa? Các bạn học chưa tới nơi mà cứ tưởng là thầy.
— Mình thấy các giảng viên trình độ cao ít tự nhận mình làm thầy lắm. Kiểu như kiến thức rộng lớn họ “truyền đạt” lại khác với “DẠY” lại.
— Một giảng viên mình từng học: “Tôi truyền đạt những thứ tôi biết không phải dạy các bạn.”
Theo Lý thuyết về tốc độ phản ứng hóa học
Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại vì khi tăng nhiệt độ, tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử tăng → các phân tử va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn → phản ứng xảy ra nhanh hơn. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.
– Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10 (với α là hệ số nhiệt độ – số lần tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C).
Vậy nên đừng làm xe bạn nóng quá mức sẽ nhanh hư đó. Tuy nhiên khi cần thiết bạn vẫn có thể tắm cho xe khi nó đang còn nóng.
Nhớ nhé phá ít thôi. Học nhiều vào.